CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG TOÀN CẦU

GLOBAL APPLICATION AND DEVELOPMENT INVESTMENT CORPORATION

M&E, MEP là gì?

M&E hay MEP một là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng. Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này dẫn đến việc hiểu không đầy đủ hoặc hiểu sai.
Trong bài viết này, ad sẽ chia sẻ với bạn những thông tin đầy đủ về MEP (M&E) để bạn có thêm lượng kiến thức khái quát nhất giúp ích cho công việc của mình.

Khái niệm M&E và MEP là gì?  
M&E là viết tắt của từ Mechanical and Electrical.
MEP là viết tắt của Mechanical Electrical Plumbing, có nghĩa là hệ thống CƠ – ĐIỆN trong một dự án.
Một dự án xây dựng thường bao gồm 3 phần chính:
  1. Xây dựng
  2. Nội thất kiến trúc
  3. Hệ thống cơ điện (Hệ thống ME hay MEP)
Phần xây dựng hay phần thô bao gồm các công tác thi công móng, thi công phần thân cột dầm sàn, xây trát ốp lát, sơn bả…
Phần nội thất là cung cấp và lắp đặt đồ đạc như bàn ghế, tủ, quầy và các đồ trang trí.
Phần cơ điện còn gọi là ME hay MEP bao gồm 4 hạng mục chính:
  • Hệ thống điện (Electrical)
  • Hệ thống thông gió và điều hòa không khí (Heating Ventilation Air Conditioning, gọi tắt là HVAC)
  • Hệ thống phòng cháy (Fire alarm & Fire fighting)
  • Hệ thống cấp thoát nước (Plumbing & Sanitary, gọi tắt là P&S)
Vậy M&E và MEP khác nhau như thế nào?
Hệ thống cơ điện tên chính xác là MEP, và M&E là một cách gọi khác không chính xác theo một thói quen mà thôi.
  • Phần Mechanical trong công trình chiếm khối lượng lớn là vào hạng mục Điều hòa không khí và thông gió (MVAC – Mechanical Ventilation and Air Conditioning), hay còn có tên thông dụng khác là HVAC. Các phần khác của Mechanical còn có Phòng cháy, chữa cháy (Fire alarm and Fighting), Cấp thoát nước (Plumbing and Sanitary – P&S), cung cấp gas LPG và khí nén.
  • Phần Electrical như tên gọi, nó bao gồm các hạng mục liên quan đến Điện: phân phối, cung cấp điện, chiếu sáng (lighting), Điều khiển (control system), Điện nhẹ (Extra low voltage – ELV).
Riêng phần điện bao gồm

Điện nặng

Main power supply: là hệ thống cấp nguồn chính, bao gồm các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính ( gọi là MSB, main switch board). Có thể có thêm (Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp: Automatic Voltage Regulator System, gọi tắt là AVR)
  • Hệ thống các tủ điện phân phối: Submain power supply ( bao gồm cấp điện cho động lực, sản xuất, chiếu sáng, ổ cắm…)
  • Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt: Lighting
  • Hệ thống ổ cắm: Socket outlet
  • Hệ thống chiếu sáng sự cố: Emergency lighting ( đèn exit, đèn emergency)
  • Hệ thống tiếp địa: Earthing system ( or grounding system)
  • Hệ thống chống sét: Lightning protection system ( bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét, khác hệ thống tiếp địa)

Điện nhẹ

  • Hệ thống mạng Lan và Internet: Data network system
  • Hệ thống điện thoại: Telephone system
  • Hệ thống an ninh giám sát: Security & Supervisior system
  • Hệ thống PA (public address system) ….
Nói cách khác, các hệ thống M&E chính là “linh hồn” của tòa nhà hay nhà máy.

Kỹ sư M&E là gì? 

Kỹ sư M&E đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hoàn thiện hạ tầng của một công trình xây dựng. Vậy kỹ sư M&E là gì?

Kỹ Sư M&E (Mechanical & Electrical Engineer) là kỹ sư cơ điện, đảm nhận công việc thiết kế, thi công, hoàn thiện các hạng mục cơ khí và điện cho các công trình xây dựng. Tên gọi Kỹ sư M&E không có nghĩa là vị trí này phải am hiểu, thông thạo cả hai phần cơ khí (M) và điện (E) vì trong hệ thống M&E gồm 4 hạng mục khác nhau:

  • Hệ thống điện (Electrical)
  • Hệ thống thông gió và điều hòa không khí (Heating Ventilation Air Conditioning – HVAC)
  • Cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh (Plumbing & Sanitary – P&S)
  • Hệ thống báo cháy và chữa cháy (Fire alarm & Fire fighting)
Tuy nhiên người ta hay gọi chung họ là kỹ sư M&E vì thực tế là công việc mà từng kỹ sư đó đảm trách thường có sự liên quan và phối hợp của cả M và E. Trong các công trình xây dựng, phần điện chiếm trung bình khoảng 60% khối lượng công trình. Tùy năng lực chuyên môn, Kỹ sư M&E có thể phụ trách thi công 1 hoặc nhiều hạng mục cơ điện của công trình.

Mô tả công việc Kỹ sư M&E

Công việc của nghề Kỹ sư M&E rất đa dạng và có liên quan khá chặt chẽ với nhau. Tùy vào từng hạng mục công trình và từng lĩnh vực mà công việc của kỹ sư M&E có sự thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, những công việc chung mà một kỹ sư M&E cần phải làm đó là:
  • Khảo sát hiện trường, lập bản vẽ thiết kế hệ thống cơ điện cho công trình.
  • Phối hợp làm việc chủ đầu tư, đơn vị tư vấn – giám sát để chốt phương án thiết kế, thi công.
  • Lập bảng kê chi tiết khối lượng công trình, báo cáo với chủ đầu tư.
  • Lập kế hoạch, tổ chức việc thi công, lắp đặt hệ thống M&E cho công trình theo kinh phí và tiến độ quy định, đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư.
  • Giám sát chặt chẽ quá trình làm việc của đội thi công theo hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn đã được thẩm định, kịp thời đưa ra những phương án xử lý khi có vấn đề phát sinh, đảm bảo chất lượng công trình và vấn đề an toàn cho người lao động.
  • Kiểm tra kỹ chất lượng các hạng mục cơ điện được phụ trách trước khi gửi yêu cầu nghiệm thu cho chủ đầu tư, đơn vị tư vấn – giám sát.
  • Phối hợp tổ chức công tác nghiệm thu công trình, tiến hành chỉnh sửa theo yêu cầu (nếu có).
  • Làm các báo cáo công việc định kỳ cho chủ đầu tư, công ty quản lý
  • Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên./.
nothing